Công nghệ Hyper Threading là gì
Hyper thearding hay còn gọi là công nghệ siêu phân luồng và được Intel khái niệm là công nghệ Intel HT, được tích hợp trong CPU giúp nó hoạt động hiệu quả và xử lý những tác vụ mượt mà hơn, với công nghệ này CPU có thể phân chia thành các luồng khác nhau để thực hiện các tác vụ khác nhau.
Có thể hiểu đơn giản là với công nghệ này thì một CPU vật lý sẽ hoạt động như hai CPU và việc này sẽ làm giảm được nhiều thời gian xử lý, lúc này CPU sẽ nhận nhiệm vụ từ hệ điều hành sau đó phân chia các tác vụ cho các luồng (theard) khác nhau để xử lý nhanh hơn.
Công nghệ Hyper Thearding được tích hợp trên các dòng CPU Core và CPU Xeon và xuất hiện trên các dòng máy xách tay, máy tính bàn hay máy trạm, nó mang lại ác hiệu quả sau:
- Tăng hiệu suất,tiết kiệm thời gian và không làm chậm hệ thống.
- Tăng số chương trình, ứng dụng có thể hoạt động đồng thời
- Thời gian phản hồi nhanh với các ứng dụng trên internet, thương mại điện tử, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Nguyên lý hoạt động
CPU không có công nghệ siêu phân luồng
Khi bạn thực hiện đa nhiệm trên máy tính, mở nhiều ứng dụng như Chorme, Skype, Fifox nhưng thực chất CPU chỉ xử lý một luồng tại một thời điểm, tác vụ nào đến trước xử lý trước, tác vụ nào đến sau xử lý sau.
CPU có công nghệ Hyper Threading
CPU sẽ phân thành 2 luồng xử lý riêng biệt song song với nhau, xử lý các tác vụ khác nhau, điều này giúp giảm thời gian và tận dụng được tối đa tài nguyên của hệ thống. Một CPU với số nhân cơ bản là 4 công nghệ siêu phân luồng sẽ giúp nó xử lý ở 8 luồng, khi nhìn thông số của CPU bạn có thể nhận biết được nó có công nghệ Hyper Thearding hay chưa, bằng cách so sánh số nhân thực và số luồng.
Ví dụ CPU Core i5-4570 có 4 nhân thực và 4 luồng, chưa có công nghệ siêu phân luồng được tích hợp, còn trên CPU i7-4700 4 nhân 8 luồng cho thấy đã có công nghệ Hyper Thearding được tích hợp, công nghệ này làm cho giá thành của CPU cũng tăng lên khá nhiều.
Siêu phân luồng tác động đến hiệu suất máy tính
Khi máy tính hoạt động với hiệu suất nhỏ, bạn chỉ mở các ứng dụng nhẹ như lướt web, word, excel,… công nghệ đa phân luồng sẽ tác động không quá rõ rệt, các bộ xử lý hiện nay số nhân luồng cơ bản cao nên việc thực hiện các chương trình được thực hiện đơn giản, đôi khi chỉ cần 1 nhân và 1 luồng của CPU đã có thể xử lý được các tác vụ.
Công nghệ siêu nhân luồng mang lại sự khác biệt rõ rệt khi thực hiện các ứng dụng nặng và nhiều chương trình chạy song song, đặc biệt khi chạy các ứng dụng như hình ảnh 3d, video, …. Điều này được kiểm chứng qua ví dụ đã test dưới đây.
Ngoài những tiết kiệm thời gian xử lý của hệ điều hành mà công nghệ Hyper Thearding còn giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ của CPU, nhiệt độ của CPU sinh ra chắc chắn cũng sẽ thấp hơn so với dòng CPU tương tự mà không có công nghệ siêu phân luồng.
Hyper thearding cùng với Turbo boost là hai công nghệ được quan tâm nhiều nhất trong các dòng CPU, nếu như Turbo boost cho phép CPU hoạt động ở một xung nhịp cao hơn thì Hyper Thearding giúp CPU xử lý các tác vụ nhanh chóng, mượt mà hơn, tiết kiệm tài nguyên hệ thống.
Khi chọn build máy tính hay mua CPU bạn nên quan tâm tới các thông số của CPU, các công nghệ được tích hợp trong đó, Hyper Thearding chỉ được tích hợp trong các dòng CPU đời cao và có số nhân vật lý cao như i7 hay i9, số nhân vật lý của CPU càng lớn thì công nghệ siêu phân luồng càng mang lại hiệu quả cao hơn, đó cũng là lý do các dòng CPU đời cao càng có giá thành lớn